DANH MỤC Trang chủ Diễn đàn Liên hệ Sơ đồ web  
Thứ Năm, 20/9/2007 9: 01: 29 P.M.
Tiếnng Việt English

                        TÌM KIẾM

                          THI TRẮC NGHIỆM LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ONLINE

                        THĂM DÒ Ý KIẾN
                        Bạn biết đến website Trường Cao đẳng Nghề Than - Khoáng Sản Việt Nam qua:

                        LIÊN KẾT

                        Tìm hiểu kiến thức âm nhạc

                        Mối "thâm giao" giữa thanh nhạc và khí nhạc
                        Bản in   Gửi cho bạn bè   Phản hồi bài viết

                         

                         MỐI "THÂM GIAO" GIỮA THANH NHẠC VÀ KHÍ NHẠC

                                    Với ưu thế riêng của mình, thanh nhạc và khí nhạc đều có vị trí riêng trong đời sống văn hóa - tinh thần của xã hội mà người trực tiếp “sử dụng”hai phương tiện trên là nhạc sỹ, ca sỹ và nhạc công. Tuy nhiên, nếu thật sự đi sâu tìm hiểu, ta sẽ dễ dàng thấy được những điểm khác biệt lớn.

                        Về người sáng tác:

                                   Nếu muốn trở thành nhạc sỹ sáng tác ca khúc, bạn chỉ cần nắm vững nhạc lý, thông thạo về ký xướng âm, có nhạc cảm tốt và có lòng say mê với âm nhạc là đủ. Trong khi đó, muốn trở thành một nhạc sỹ sáng tác khí nhạc, ít nhất phải có quá trình theo học ở trường lớp là 4 năm trung học và 4 năm đại học ngành âm nhạc.
                                  Các nhạc sỹ sáng tác ca khúc có thể tự hào về “số lượng tác phẩm” và sự nổi tiếng của mình bao nhiêu thì trên thực tế, họ luôn “nể” và thầm “thán phục” các nhạc sỹ sáng tác khí nhạc bởi họ luôn biết rằng: Các nhạc sỹ khí nhạc cũng có thể sáng tác ca khúc, tự phối âm - phối khí cho tác phẩm của mình, trong khi họ chỉ có thể sáng tác ca khúc và đa phần phải nhờ người khác phối âm - phối khí cho ca khúc mà họ đã sáng tác.

                        Về ca sỹ và nhạc công:

                                  Có thể nói, trong các thuật ngữ âm nhạc , các dòng nhạc luôn có một tên gọi về phong cách (style) mà nó mang tên, thí dụ như: classic (nhạc cổ điển), romantic (nhạc lãng mạn), jazz, pop, rock v...v... Ca sỹ và nhạc công thể hiện các dòng nhạc này cũng được phân biệt rất rõ ràng. Chỉ có ở Việt Nam mới có sự phân biệt “nhạc nặng là nhạc cổ điển, nhạc nhẹ là nhạc pop - rock”, hoặc “nhạc trẻ”được hiểu là “nhạc nhẹ”, còn “nhạc cổ điển” là “nhạc già”?!
                                  Tuy nhiên,có một điều không thể phủ nhận, đó là một ca sỹ hay một nhạc công của dòng nhạc cổ điển, nếu được đào tạo chính qui, trải qua một quá trình rèn luyện công phu cộng với lòng đam mê nghề nghiệp, có ý thức tự nâng cao trình độ và dễ thích nghi với mọi “môi trường âm nhạc”, họ có thể thực hiện tốt phong cách của các dòng nhạc khác. Trong khi đó, ca sỹ và nhạc công của các dòng nhạc kia có thể nổi tiếng trong lĩnh vực của mình nhưng lại “rất ngại” phải thực hiện một bài hát hay một bản nhạc của dòng nhạc cổ điển, bởi cách xử lý hơi thở khi hát và kỹ thuật biểu diễn của dòng nhạc này không phải “tay ngang”nào cũng có thể thực hiện được.
                                  Bàn về chuyện học của ca sỹ và nhạc công cũng có nhiều vấn đề đáng nói, bởi nếu là nhạc công của dòng nhạc cổ điển thì phải mất một thời gian đào tạo khá lâu qua trường lớp ( từ 9 đến 11 năm trung học dài hạn và thêm 4 năm đại học), còn ca sỹ của dòng nhạc này, nếu muốn “thành tài” để thật tự tin trong nghề nghịêp cũng phải qua 4 năm trung học và 4 năm đại học. Trong khi ca sỹ và nhạc công của các dòng nhạc kia thì thời gian đầu tư cho nghề nghiệp ít hơn, thậm chí khỏi phải qua trường lớp cũng có thể phút chốc thành “sao”như ở ta hiện nay!(?)

                        Mối “kết giao”giữa thanh nhạc và khí nhạc:

                                Đã từ lâu, “đàn ca - hát xướng” luôn đi đôi với nhau trong sinh hoạt của cộng đồng. Sự kết hợp này không chỉ làm tăng hiệu lực của công tác tuyên truyền mà còn tạo thêm hiệu quả cho sự diễn cảm các tác phẩm âm nhạc.
                                Hãy thử hình dung bằng hình tượng điện ảnh: “ Một đôi bạn trẻ yêu nhau, sau bao nhiêu xa cách, vượt qua bao thử thách mới tìm lại được nhau khi ...mái tóc đã điểm sương...Tay trong tay, mắt nhìn mắt rưng rưng, hình ảnh xung quanh xoay vòng..”.Sẽ không thể tạo cảm xúc cho người xem nếu lúc này hoàn toàn không có một giai điệu nhạc da diết nổi lên. Hoặc cứ để cho hai nhân vật tự do bộc lộ tình cảm bằng lời mà không có âm nhạc làm nền...Rõ ràng, hiệu quả nghệ thuật sẽ hơn hẳn nếu cũng trong cảnh diễn ấy, trên nền nhạc nổi lên một giọng hát du dương theo kiểu “vocalise”(nhạc hát không lời). Bạn đọc chắc hẳn chưa quên hình ảnh mở đầu và kết thúc của bộ phim Tây du ký với phần nhạc khá ấn tượng, và thử tưởng tượng, cũng những hình ảnh ấy mà không có phần âm nhạc và bài ca thì người xem sẽ cảm thấy buồn chán thế nào!?
                                Thanh nhạc sẽ diễn tả hình ảnh, nội dung và diễn biến sự việc của một bộ phim, một vở kịch, nhạc kịch...khi mà khí nhạc không thể diễn tả hết. Ngược lại, khí nhạc sẽ thay thế thanh nhạc khi cần diễn tả nhưng tình huống “tế nhị” không thể thổ lộ bằng lời. Một khi người nhạc sỹ sáng tác biết kết hợp tinh tế giữa thanh nhạc và khí nhạc (hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng) thì hiệu quả sẽ thật hoành tráng, trang trọng và đầy ấn tượng, điển hình như chương Final bản Giao hưởng số 9 của L.V.Beethoven, hay các chương trình Gala tại các Thế vận hội, Festival... trên thế giới.
                                Đối với dòng “nhạc trẻ” hiện nay, thật khó mà chấp nhận khi trên sân khấu, ca sỹ và một dàn múa phụ họa cứ hát, cứ nhảy “loi choi”mà khán giả không hề nghe được phần nhạc đệm cúa ban nhạc; hoặc phần nhạc thì nổi lên chát chúa mà người hát cứ “gào” còn người nghe căng cả tai lẫn óc mà vẫn không hiểu ca sỹ đang hát gì...
                                 Tóm lại, mối “thâm giao”giữa thanh nhạc và khí nhạc từ lâu đã là một điều hiển nhiên! Đó là một mối quan hệ hỗ tương không thể tách rời và luôn tự hoàn thiện qua “bàn tay nhào nặn” của các nhạc sỹ sáng tác dù ở bất cứ dòng nhạc nào. Mối “thâm giao” ấy đang ngày càng phát triển và phong phú hơn cả về nội dung lẫn hình thức.
                         
                        Thanh nhạc - đôi cánh của tiếng lòng:

                                 Nếu như trong văn học, phương tiện thể hiện của nó là chữ viết; hội họa có màu sắc và đường nét, sân khấu có ngôn ngữ và lời thoại v...v...thì âm nhạc cũng có những phương tiện thể hiện , đó là thanh nhạc (giọng hát) và khí nhạc (nhạc cụ).
                                 Cho tới nay, chưa có nhà lý luận âm nhạc nào khẳng định là thanh nhạc xuất hiện trước khí nhạc hay ngược lại, mà cũng có thể chúng xuất hiện cùng một lúc.
                                  So với khí nhạc, thanh nhạc có ưu thế về “tính phổ cập” hơn bởi nó được thể hiện bằng lời ca ,giúp cho người nghe dễ cảm nhận âm nhạc hơn bởi khả năng biểu đạt của ngôn ngữ. Đặc biệt, phương tiện này , bất cứ ai cũng có thể sử dụng được, bởi ai cũng có thể ca hát. Tiếng hát - lời ca cũng là một trong những phương tiện giao lưu giữa con người với con người, có thể giúp chúng ta bộc lộ, trao đổi tâm sự, giãi bày…
                                 Ca hát đã có từ lâu trong sinh hoạt của con người và qua quá trình tiến hóa, đã trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Đây là một “môn nghệ thuật điều tiết hơi thở” gồm các loại giọng chính như:
                        - Giọng nữ cao: Soprano
                        - Giọng nữ trung: Mezzo soprano
                        - Giọng nam cao: Ténor
                        - Gịong nam trung: Baryton
                        - Giọng nam trầm: Bass
                                 Ngoài ra còn có các loại giọng mang âm sắc đặc biệt như: giọng nữ cực trầm –Contralto (mang âm sắc pha trộn giữa Alto và Ténor) và giọng nam cực trầm- Octavist (có âm vực trầm hơn giọng Bass).
                                 Trong thanh nhạc có nhiều quan niệm và nhiều trường phái khác nhau, tuy nhiên nổi bật nhất vẫn là các trường phái của Ý mà tiêu biểu là: bel canto – hát với kỹ thuật điêu luyện, mượt mà, bay bổng và trong sáng.
                                 Ở Việt Nam, từ những năm 30 (thế kỷ 20) đến nay, đã có hàng ngàn ca khúc hay, lắng đọng trong lòng người nghe. Những bài hát xuất sắc ấy thuộc nhiều loại phong cách sáng tác khác nhau, nội dung và chủ đề phong phú, đa dạng: trữ tình,lãng mạn, hùng tráng, thậm chí bi thương... nhưng xét về phương diện thanh nhạc thì những ca khúc ấy thường có âm vực, tầm cữ trung bình,khá thuận tiện cho các loại giọng hát. Từ sau 1975 đến nay, phần lớn ca khúc viết theo phong cách nhạc nhẹ nên tầm cữ trong các bài hát thường nằm ở âm khu giọng ngực của cả nam và nữ, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật hát, đây cũng là nguyên nhân khiến các bài hát này dễ phổ biến rộng rãi.
                                 Tóm lại, dù ở bất cứ thời điểm và hoàn cảnh nào, thanh nhạc luôn có một vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động văn hóa xã hội, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền và cổ động, nó luôn có mặt “mọi lúc mọi nơi” trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu.
                         
                        Opéra - những điều cần biết:

                        Từ “Opera” theo tiếng Ý có nghĩa là “tác phẩm” hoặc “công trình sáng tác”, nó là từ viết tắt của cụm từ “opera in musica” nghĩa là “tác phẩm âm nhạc”. “Opéra” hay còn gọi là “nhạc kịch” xuất hiện ở Ý vào khoảng thế kỷ 16 – 17. Có thể nói, đây là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp giữa âm nhạc, thi ca, kịch, múa ballet và múa tính cách, ngoài ra còn có cảnh trí và trang phục phù hợp với nội dung của vở diễn.

                        “Opéra” là một loại hình nghệ thuật có khả năng đề cập tới rất nhiều khía cạnh của cuộc sống và nhiều vấn đề mang tính hiện thực xã hội. Nó có thể có nội dung thần thoại, lịch sử và hiện thực...như một tác phẩm văn học. Từ khi ra đời cho đến nay, opéra đã có một vị trí quan trọng trong việc truyền bá rộng rãi nghệ thuật âm nhạc nói chung, góp phần cho việc thúc đẩy sự phát triển của các loại khí nhạc nói riêng.

                        Ban đầu, opéra chỉ được trình diễn trong cung đình, phục vụ cho tầng lớp quí tộc châu Âu. Người đầu tiên có công trong việc đưa opéra đến với công chúng là nhạc sĩ Claudio Monteverdi với những vở opéra mang nội dung thần thoại như “Orfeo”(1607) và “Sự trở về của Ulysses”(1640). C.Monteverdi đã khai thác và sử dụng một cách phóng khoáng các khúc hát đơn (aria), hát nói (recitativo), hát đôi (duo), đồng ca...mở đầu cho sự hình thành một phong cách sáng tác mới của các nhạc sĩ sau ông.

                        Opéra không chỉ hình thành và phát triển mạnh ở Ý với những tên tuổi quen thuộc: G.Verdi, G.Rossini, V.Bellini, G.Donizetti...mà còn phát triển mạnh ở các nước khác như: ở Đức với L.V.Beethoven, R. Strauss, J.Brahms...; ở Pháp với G.Bizet, Ch.Gounod; C.Debussy...; ở Áo với W.Mozart, F.Schubert, A.Buckner...; ở Nga với M.Glinka, P.I.Tchaikovski, M.Moussorgski, N.Rimsky-Korsakov, S.Rachmaninov, D.Shostakovitch, S.Prokofiev...;ở Việt Nam, vào những năm 60 của thế kỷ 20, nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã sáng tác hai vở nhạc kịch mang tên “Cô Sao” và “ Người tạc tượng”, nhạc sỹ Nhật Lai với vở “Bên bờ sông Krôngpa”.

                        Điểm tên những vở nhạc kịch nổi tiếng trên thế giới, chúng ta không thể bỏ qua tác phẩm “Aida” của nhạc sỹ người Ý G.Verdi với nội dung lịch sử mang nhiều kịch tính và có nhiều đoạn hoành tráng, không chỉ trong âm nhạc mà còn trong thủ pháp dàn dựng sân khấu. Khi nói tới những vở nhạc kịch nổi tiếng thế giới thì vở nhạc kịch “Carmen” của G.Bizet luôn được nhắc tới. Nội dung vở diễn dựa trên một tiểu thuyết của nhà văn Pháp P.Merime. Lần đầu tiên, hình tượng một cô gái Tsigan với những quan điểm phóng khoáng trong tình yêu được đưa lên sân khấu. Khi mới ra đời, vở nhạc kịch gần như là một “ scandal” lớn trong xã hội đương thời. Có thể nói, đây là một trong những vở nhạc kịch thành công toàn diện từ nội dung kịch bản đến đến âm nhạc, lôi cuốn người xem từ đầu tới cuối.

                        Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc của công chúng cũng ngày một đa dạng và phong phú hơn, đòi hỏi nhạc sỹ phải sáng tác theo phong cách mới phù hợp với thời đại. Vở nhạc kịch “Notre Dame de Paris” của nhạc sỹ người Pháp gốc Ý R.Cocciante được viết dựa trên tiểu thuyết "Nhà thờ Đức Bà” của V.Hugo, với ngôn ngữ âm nhạc mới (pop music), đã đưa opéra đến với mọi tầng lớp công chúng. Điều thú vị trong phong cách sáng tác của ông là: mỗi bài hát đơn (aria), hát đôi( duo) và tam ca (trio)... đều có thể là một ca khúc độc lập với những giai điệu đẹp và dễ nhớ.

                        Opéra ngày một phát triển không chỉ về nội dung mà cả về hình thức. Dường như nhạc sỹ A.Lloyd Webber đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ âm nhạc giao hưởng hiện đại với pop-rock trong các tác phẩm của mình như vở nhạc kịch “Cats – now and forever”. Ông đã dùng hình tượng loài mèo để phản ánh xã hội con người. Do yêu cầu của nội dung vở diễn, các diễn viên tham gia bắt buộc phải là những nghệ sỹ tài ba “hát hay và múa giỏi”. Ngoài ra, bạn đọc còn có thể làm quen với nhiều vở nhạc kịch hiện đại như: “Les Misérables” của các nhạc sỹ Boublil và Shonberg; vở “Jesus Christ - super star”; “The Fantom of the Opéra”; “ Miss Saigon”; “Oklahoma”...của các nhạc sỹ A.L.Webber, Tim Rice...

                        Những vở nhạc kịch nêu ở trên và nhiều thể loại âm nhạc khác, bạn đọc có thể tìm mua DVD tại các cửa hàng băng đĩa nhạc ở Tp.HCM và Hà Nội.

                                                                                                                                                                                                                                                           Theo Th.s. Hoàng Điệp

                         

                         

                        GÓC NGƯỜI DÙNG
                        Mã sinh viên:
                        Mật khẩu:
                        Quên mật khẩu?

                        LỊCH THI
                        CHECK MAIL
                        THÔNG TIN NỘI BỘ

                        Tin nổi bật
                        Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam Tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024

                        Đại hội Công đoàn Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028 thành công rực rỡ

                        Thông báo kết quả lựa chọn nhà cung cấp gói Hàng hoá phục vụ tết Nguyên đán năm 2023

                        Thông báo V/v tuyển sụng lao động cử đi học nghề để làm việc tại các Dn trong Tập đoàn TKV năm 2023

                        Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam và 62 năm Ngày truyền thống Nhà trường

                        Vinh quang thuộc về các nhà giáo trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam

                        Tấm gương điển hình: Thầy Hà Quang Minh và Danh hiệu Vinh quang thợ mỏ Việt Nam

                        Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam và những đóng góp hiệu quả trong công tác đào tạo hệ Giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông

                        Giải bóng đá HSSV khối giáo dục thường xuyên năm 2022

                        Nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện thể chất học sinh - sinh viên tại PHĐT Cẩm Phả

                        Hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai Thông tư 04/2022/TT-BGTVT

                        Khởi công xây dựng dự án: Trung tâm SHLX loại I thành phố Uông Bí

                        Thợ mỏ TKV dành 18 huy chương tại Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12 năm 2021

                        Trường Cao đẳng TKV: Không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động cho sản xuất hầm lò

                        Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021