Hội nghị sơ kết Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia khu vực miền Trung và các tỉnh phía Bắc

Ngày 16/11/2018, tại Phân hiệu ĐT Hoành Bồ - Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức Hội nghị sơ kết Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (Khu vực miền Trung và các tỉnh phía Bắc).

       Ngày 16/11/2018, tại Phân hiệu ĐT Hoành Bồ - Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ Lao đông Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức Hội nghị sơ kết Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia (Khu vực miền Trung và các tỉnh phía Bắc).

       Tới dự Hội nghị có các đ/c Trương Anh Dũng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN; đại diện các Vụ, Viện chức năng; đại diện tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam – Jica; đại diện các Sở LĐTB&XH từ Quảng Ngãi trở ra; đại diện các Trường, tổ chức đánh giá, cấp CCKNNQG; Về phía Nhà trường có đ/c Nguyễn Quốc Tuấn – Bí thư ĐU, Hiệu trưởng Nhà trường; cùng các đồng chí trong BTV, BGH, CTCĐ, trưởng các phòng chức năng, trưởng các PH/TT và Trung tâm HLAT&ĐGKNNQG của Nhà trường.

       Hội nghị sơ kết Hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đánh giá nhằm thực trạng và định hướng phát triển hệ thống đánh giá, cấp CCKNNQG; Tham khảo hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề của Hàn Quốc và Nhật Bản; Đảm bảo chất lượng đánh giá, cấp CCKNNQG; Báo cáo tham luận của một số Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cơ sở tổ chức đánh giá KNN.

       Chứng chỉ Kỹ năng nghề quốc gia là điều kiện để công nhận trình độ chuẩn cho người lao động, là phương tiện để đánh giá quá trình rèn luyện của người lao động đã tích lũy  được trong suốt quá trình học tập và công tác. Hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG có vai trò giúp NLĐ phát hiện những kỹ năng chưa đạt của bản thân để hoàn thiện trong tương lai, không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong thị trường lao động hiện nay, đồng thời là căn cứ để Công ty tiêu chuẩn hóa chức danh, bố trí, sắp xếp công việc phù hợp, đúng khả năng, trình độ và chính sách tiền lương hợp lý cho NLĐ.

       Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động đánh giá và cấp CCKNNQG còn những hạn chế, tồn tại như các tiêu chuẩn KNNQG chưa được xây dựng, cập nhật theo yêu cầu; số lượng các nghề có ngân hàng đề thi và số lượng các tổ chức đánh giá còn thấp; việc đào tạo, phát triển đội ngũ đánh giá viên còn hạn chế… Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong việc tiếp cận doanh nghiệp và người lao động khi triển khai đánh giá, các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện đánh giá; góp ý về các giải pháp để phát triển hệ thống và đánh giá trình độ KNN cho nhà giáo GDNN đạt chuẩn theo quy định.

       Trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để người lao động, các doanh nghiệp và toàn xã hội hiểu rõ vai trò của hoạt động đánh giá kỹ năng nghề; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách để phân cấp cho các địa phương, huy động các nguồn lực từ xã hội hội hóa trong công tác xây dựng, cập nhật các tiêu chuẩn KNNQG, mở rộng danh mục các nghề và quy mô tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG; tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia và phục vụ cho việc công nhận trình độ và di chuyển lao động trong khối cộng đồng kinh tế chung ASEAN.