Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam và công tác Đánh giá KNN sau thời điểm 15/5/2018.

Theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 trong đó quy định kể từ ngày 15/5/2018, tất cả các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khoẻ của người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ ĐGKNN quốc gia; Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn số 19/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 28/6/2016. Trong năm 2016 Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh đã có công văn số 2209/LĐTBXH-DN, ngày 10/10/2016 của Giám đốc Sở LĐTBXH  tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo triển khai thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP ngày 24/3/2015 trong đó quy định kể từ ngày 15/5/2018, tất cả các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khoẻ của người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ ĐGKNN quốc gia; Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn số 19/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 28/6/2016. Trong năm 2016 Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Ninh đã có công văn số 2209/LĐTBXH-DN, ngày 10/10/2016 của Giám đốc Sở LĐTBXH  tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo triển khai thực hiện đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Theo quy định tại Khoản 8, Điều 52, Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13, quy định đối với người sử dụng lao động: “Chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề trong danh mục do Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định”. Theo tiến độ chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tại Công văn số 5359/TKV-TCNS, ngày 07/11/2016 xác định thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018 là “ưu tiên tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho lao động của 3 nghề đặc thù mỏ hầm lò. Đối với học sinh thuộc chỉ tiêu của doanh nghiệp đang học tại trường tổ chức đánh giá kỹ năng nghề ngay sau khi tốt nghiệp khóa học”.

Kết quả thực hiện của các đơn vị năm 2017 và 5 tháng đầu năm 2018, cho thấy đa số các đơn vị trong Tập đoàn TKV và Tổng Công ty Đông Bắc đã tích cực chủ động, chỉ đạo sát sao về công tác đánh giá kỹ năng nghề, do đó số lượng người lao động được tham dự đánh giá kỹ năng nghề đạt cao, điển hình như: Công ty Than Vàng Danh tổng số lao động 3 nghề tham dự đạt trên 85%; Công ty Than Hà Lầm số lao động nghề Kỹ thuật Khai thác mỏ hầm lò đạt trên 95%; Công ty Than Nam Mẫu tổng số tham dự 3 nghề đạt 90,2 %; Công ty TNHHMTV 45 tham dự đạt trên 90%, theo tiến độ chỉ đạo của Tập đoàn TKV và Tổng Công ty Đông Bắc đến hết Tháng 5/2018 các đơn vị thực hiện cơ bản phải xong việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động thuộc 3 nghề mỏ hầm lò.

Tuy nhiên còn một số các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm thực hiện các quy định của nhà nước, của Tập đoàn TKV  và Tổng Công ty Đông Bắc về triển khai thực hiện công tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động: Việc đăng ký tham gia muộn so với tiến độ Tập đoàn và Tổng Công ty đã đề ra, đến tháng 5/2018 tỷ lệ lao động các nghề mỏ tham dự đánh giá kỹ năng nghề đạt thấp ví dụ: Công ty TNHHMTV 91 - Tổng công ty Đông Bắc tham dự đạt 17,6%; Công ty Than Dương Huy - TKV tham dự đạt 50,0 %; Công ty Than Hạ Long - TKV tham dự đạt 66,5%; Công ty Than Quang Hanh - TKV tham dự đạt 72,3%.

Lý do một số doanh nghiệp chưa mặn mà cử hết lao động bồi dưỡng, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: Đây là hoạt động còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, lãnh đạo doanh nghiệp cũng như người lao động chưa nhận thức được đy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động chính là nâng cao chất lượng nguồn lực của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sử dụng đúng trình độ kỹ năng của người lao động, trả lương tương xứng với đóng góp của người lao động và ngược lại người lao động có quyền thỏa thuận mức tiền lương đúng với trình độ kỹ năng mà mình có; Từ nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề nên doanh nghiệp thực hiện mang tính đối phó với việc chấp hành các quy định của pháp luật, chưa cử người lao động tham gia đánh giá đúng bậc trình độ kỹ năng của mình mà hầu hết đánh giá mức trình độ bậc thấp (Bậc 1, Bậc 2) để đáp ứng quy định “người lao động phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia”; Doanh nghiệp chưa thực sự gắn việc bố trí vị trí công việc và mức tiền lương cho người lao động sau khi người lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo đúng bậc mà người lao động đạt được. Do hiện nay doanh nghiệp vẫn còn đang áp dụng thang bảng lương theo hệ thống cũ (bậc thợ), chưa đổi mới trả lương theo vị trí việc làm của người lao động, đây là chủ trương đổi mới trong Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7 khóa XII của Đảng; Do đặc thù lao động mỏ hầm lò, doanh nghiệp bỏ ra chi phí đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động nên một số doanh nghiệp có tâm lý nghe ngóng, chờ đợi xem cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra, xử lý thế nào.

Thực hiện chỉ đạo từ Chính phủ cho đến các Bộ, Sở ban ngành và Tập đoàn TKV, trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam xác định đánh giá kỹ năng nghề có ý nghĩa quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng đào tạo nghề. Chứng chỉ Kỹ năng nghề quốc gia là điều kiện để công nhận trình độ chuẩn cho người lao động, là phương tiện để đánh giá quá trình rèn luyện của người lao động đã tích lũy  được trong suốt quá trình học tập và công tác. Đồng thời, thông qua kết quả đánh giá, các thí sinh sẽ phát hiện những kỹ năng chưa đạt của bản thân để hoàn thiện trong tương lai, không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ tay nghề để đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong thị trường lao động hiện nay.